GIÁO
ÁN ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY

Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên

Lưa tuổi: Mẫu giáo lớn_

Số lượng: Cả lớp

Thời gian: Cả ngày.

Ngày soạn:

Ngày dạy:  

Người soạn và dạy:  

Chức năng cô:  

I Đón trẻ, thể dục, điểm danh và trò
chuyện:

1,
Đón trẻ (7h15-8h)


  • đến trước 15 phút  vệ sinh lớp, xếp lại
    đồ chơi, thông thoáng phòng học, chuẩn bị đồ dùng cần thiết trong ngày.

  • đón trẻ ở cửa ra vào. Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, niềm nở, ân cần, tươi
    cười, tạo không khí thân mật với cháu. Cô trực tiếp đón trẻ ở tay phụ huynh.
  • Qua
    giờ đón trẻ cô rèn cho trẻ một số thói quen 
    nề nếp khi đến lớp:

+ Tự phuc vụ: cất balo, giày dép, đồ dùng cá nhân

+ Thói quen giáo tiếp: biết chào cô, ông bà, bố mẹ và người
thân.


  • có thể trao đổi vơi phụ huynh về tình hình học tập, sức khỏe của trẻ nếu cần
    thiết.
  • Khi
    đón trẻ cô cần chú ý xem trẻ có hiện tượng gì khác lạ về sức khỏe để có biện
    pham xử lý kịp thời

2,
Thể dục, điểm danh, trò chuyện: (8h- 8h20)


Địa điểm : Ngoài sân


Cô cho trẻ xếp thành 4 t, sau đó dàn hàng và tập theo nhạc


Trong khi tập 1 cô tập mẫu, 1 cô quan sát trẻ

3,
Điểm danh (8h20-8h30)

– theo danh sách để nắm được số lượng trẻ đến lớp và báo ăn.

II, Hoạt động chung (8h30′-9h00′)

Tổ
chức giờ học


Môn dạy : làm quen tác phẩm văn học

               III, Hoạt động ngoài trời (9h15’-9h45)

                      • Dự kiến nội dung:

  • Hoạt
    động có chủ đích: thí nghiệm núi lửa phun trào
  • Trò
    chơi vận động: Bịt Mắt bắt dê
  • Chơi
    tự do: chơi với đồ chơi ngoài trời,cầu trượt, xích đu,…
  • Mục đích- yêu cầu:

                      – Trẻ biết phản ứng xảy ra khi làm thí
nghiệm

                      – Trẻ biết làm thí nghiệm

                      – Thông qua trò chơi phát
triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo

                      – Trẻ chơi đúng cách đúng
luật chơi chơi hứng thú , tích cực

                           2  Chuẩn bị:

  • Địa
    điểm: sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch se, an toàn cho trẻ
  • Trang
    phục của cô và trẻ an toàn, thoải mái
  • Trò
    chơi tự do: cầu trượt, xích đu,..

4  Tiến hành:

                 Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
      1, Hoạt động có chủ đích
*Hoạt
động 1: Gây hứng thú

Cho trẻ tập chung, kiểm tra sĩ số, đồ dùng đồ chơi

Tạo tâm thế tốt nhất cho trẻ

Dặn dò trẻ : đi theo hàng, không sô đẩy bạn không tranh dành đồ chơi,..

Cô dắt trẻ cuống sân
     2, Phương pháp tổ chức * Hoạt động có chủ đích ; thí
nghiệm núi lửa phun trào
Chúng mình cùng quan sát lên cô
nào ?

đố chúng mình biết trên tay cô đang cầm gì đây ? ( Đây là mô hình núi lửa )
Còn
đây là gì?( bột soda, nước rửa bát, màu thực phẩm, dấm)

Đố chúng mình biết những thứ này cô dùng để làm gì ?
À
những thứ này cô sẽ hướng dẫn chúng mình làm núi lửa phun trào. Chúng mình
cùng quan sát nhé !

Đầu tiên cô sẽ cho 5 thìa bột Soda vào sau ddoscoo đỏ 1 ít nước rửa bát vào.
Tiếp theoo cô sẽ cho màu thực phẩm vào (Cô nhỏ 3 giọt màu vàng này và 3 giọt
màu đỏ), cuối cùng cô đổ giấm vào.

Chúng mình thấy hiện tượng gì xảy ra nhỉ ? À núi lửa bắt đầu phun trào.

Vậy chúng mình có muốn cùng cô làm thí nghiệm không?

Cô mời từng trẻ lên làm thí nghiệm.
* Trò chơi vận động : “Bịp mắt bắt
dê”


Cô mời 5 bạn lên chơi, 1 bạn làm thợ săn, 4 bạn còn lại sẽ làm dê. Bạn làm
thợ săn sẽ bị bắt mắt lại và đi quanh vòng tròn bắt dê, 4 bạn làm dê sẽ chạy
quanh vòng tròn sao cho không để thợ săn bắt được. Bạn nào để thợ săn bắt
được thì bạn đó sẽ phải làm thợ săn.

Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần.

Kết thúc : Cô thấy cả lớp đã biết cách chơi và chơi rất đúng luật cô khen cả
lớp nào.
*
Chơi tự do :
“Xúm
xít, xúm xít”
Hôm
nay cô mang rất nhiều đồ chơi ra cho lớp mình chơi đấy. Bạn nào thích vẽ thì
cô đã mang phấn ra để chúng mình vẽ. Ngoài ra cô còn có vòng, bóng, chong
chóng, dải lụa và sân trường còn nhiều đồ chơi khác. Ai thích chơi với đồ
chơi gì thì chơi. Nhưng các con phải nhớ chỉ được chơi xung quanh sân trường
và không được chạy ra xa, chúng mình đã nhớ chưa?
       4,
Nhận xét và kết thúc:

-Cô tập trung trẻ và cho trẻ xếp
hàng đi rửa tay rồi vào lớp.
 
 
Trẻ trả lời
  • IV : Hoạt động góc ( 9h30-10h15′)
  • Dự
    kiến góc chơi:
  • Góc
    phân vai: Gia đình, cửa hàng
  • Góc
    xây dựng: xếp công viên
  • Góc
    tạo hình: vẽ vườn hoa
  • Góc
    học tập: Chơi số
  • Góc
    tranh truyện
  • Mục
    đích, yêu cầu:

2.1 Mục đích:

  • Thỏa
    mãn nhu cầu hoạt động và vui chơi của trẻ, đảm bảo tính tự nguyện của trẻ
  • Phát
    triển ở trẻ các mặt cảm xúc, tình cảm tích cực, trí tưởng tượng, phát triển
    ngôn ngữ, tư duy trực quan hình tượng của trẻ,
  • Yêu cầu:
  • Kiến
    thức:
  • Trẻ
    biết sử dụng đúng chức năng của đồ dùng đồ chơi
  • Chơi
    cạnh bạn và phối hợp chơi với bạn
  • Trẻ
    thể hiện các hành đọng đặc trưng của vai chơi.
  • Kỹ
    năng riêng:
  • Trẻ
    biết xếp công viên bằng các nguyên vật liệu
  • Biết
    chọn nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng và gọi tê công trình.
  • Trẻ
    biết tự thỏa thuạn và nhận vai chơi, biết thể hiện hành động đặc trưng phù hợp
    với vai chơi.
  • Trẻ
    biết vẽ và tô màu vườn hoa.
  • Trẻ
    biết chơi với số
  • Thái
    độ:
  • Trẻ
    tích cực, hứng thú tham gia hoạt động.

  • ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
  • Chuẩn
    bị:
  • Môi trường:
  • Phòng
    sạch sẽ, thoáng mát, không gian phù hợp với từng góc chơi.
  • Đô dùng:
  • Khối
    gạch, con vật, thảm cỏ,…
  • Góc
    tạo hình:
  • Bút
    sáp màu, giấy A4, bút chì
  • Góc
    học tập: Các bộ đồ dùng học tập.
  • Tiến
    hành:
Hoạt
động của cô
Hoạt
động của trẻ
Hoạt
động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
Cả
lớp ơi! Cô đâu cô đâu?Cả
lớp cùng nhìn xem cô có con gì đây?Con
hổ này sống ở đâu? Hôm
nay chúng mình sẽ cùng chơi góc cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi cho chung
mình như góc xây dựng để xây dựng công viên, còn có góc tạo hình chúng mình
sẽ vẽ vườn hoa đủ sắc màu, góc tranh truyện, góc phân vai ……….Thăm
dò ý tưởng của trẻ: Bây
giờ chúng mình cùng suy nghĩ xem sẽ chơi ở góc nào và chơi với ai nhé!Cô
hỏi cá nhân rẻ xem trẻ thích chơi góc nào( 2-3 trẻ)Cô
hỏi trẻ về các góc chơi còn lại.Khi
chơi thì chúng mình phải như thế nào với các bạn xng quanh?À
đúng rồi để buổi chơi được vui hơn thì chúng mình phải biết nhường nhịn và
đoàn kết với các bạn xung quanh nhé!Mời
trẻ chơi: Cô mời chúng mình về các góc chơi Quan
sát, hướng dẫn trẻ chơi
:Khi
trẻ về góc chơi, cô quan sát xem trẻ đã thỏa thuận chơi được chưa và cô cân
đối số lượng trẻ ở các góc chơiCô
quan sát hoạt đọng chơi của trẻ và can thiệp khi cần thiết.Dự
kiến tình huống:

+TH1: trẻ chưa thỉa thuận được vai chơi:
Cách
giải quyết: Chúng mình cùng muốn chơi cùng 1 vai vậy chúng mình sẽ thay nhau
lần lượt mỗi bạn 1 lần.
+TH2: Trẻ và góc tạo hình chưa thực hiện được bài vẽ và
chưa có nội dung:

đến gần, gợi ý các nội dung liên quan đến chủ đề cho trẻ thực hiện.Hoạt
động 3: Nhận xét và kết thúc buổi chơi:
Khi
góc nào xong trước cô đến nhận xét trước( cô nhận xét về sản phẩm, kỹ năng và
thái độ chơi) chủ yếu khen ngợi, động viên trervaf cho trẻ cất đồ chơi.Góc
chơi nào có sản phẩm đẹp thì cô để lại cho trẻ cùng quan sát và nhận xétCô
tập trung trẻ và nhận xét buổi chơi.: lớp chúng mình hôm nay rất ngoan biết nhường
nhịn và đoàn kết với nhau trong các góc chơi và cất đồ chơi đúng nơi quy
định, Cô khen cả lớp nào.Chuyển
hoạt động.

 
  • Vệ sinh- Ăn trưa:
  • Mục
    đích- Yêu cầu:
  • Đảm
    bảo cho trẻ đủ chất, đồng đều giữa các suất ăn
  • Giáo
    dục trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, biết mời cô, mời
    bạn, trong khi ăn không nói chuyện , đùa nghịch, ăn hết suất.
  • Rèn
    cho trẻ thói quen ăn xong cất bát, thìa, ghế đúng nơi quy định, lau miêng uống
    nước và đi vệ sinh.
  • Tiến
    hành:
  • Cho
    trẻ rửa tay rồi vào bàn.

  • giới thiệu món ăn và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
  • Nhắc
    trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn, nhắc trẻ không nói chuyện, không làm rơi vãi
    cơm, nếu rơi nhặt ngay vào khay rồi lau tay.

  • bao quát và quản trẻ ăn, xử lý tình huống kịp thời, động viên trẻ ăn hết suất và
    ăn ngon miệng.
  • Khi
    trẻ ăn xong cô nhắc trẻ cất bát, thìa, ghế vào nơi quy định rồi lau mồm và uống
    nước.
  • Giờ ngủ trưa: ( 11h15-2h)

  • nhắc trẻ cùng cô chuẩn bị chỗ ngủ. nhắc trẻ đi vệ sinh.
  • Trẻ
    nằm quay đầu vào nhau, cho trẻ đọc bài thơ “ Đi ngủ”

  • tắt điện, kéo rèm, đắp chăn cho trẻ.

  • quan sát giấc ngủ của trẻ, chú ý cách nằm ngủ của trẻ, giữ trật tự khi trẻ ngủ.
  • Hết
    giờ ngủ cho trẻ lần lượt đi về sinh và buộc lại tóc cho trẻ.
  • Vận động nhẹ, ăn quà chiều:
  • Cho
    trẻ vận động nhẹ bài “ Con chim vành khuyên”
  • Cho
    trẻ ngồi vào ghế, giới thiệu món ăn và phát quà chiều cho trẻ.
  • Nhắc
    trẻ mời cô, mời bạn, động viên trẻ ăn hết suất. Khi ăn xong cô nhắc trẻ lau tay
    lau miệng, uống nước và đi vệ sinh.
  • Hoạt động chiều (15h-16h15)
  • Nội
    dung:
  • Cho
    trẻ ôn bài hát, bài thơ đã học
  • Cho
    trẻ chơi xếp hình.

+ Mục đích: Tre hát đúng nhịp, đúng giai điệu và thuộc bài
hát, biết xếp những hình khối theo ý thích.

+ Phương pháp: Trẻ hát và chơi  theo các hình thức khác nhau.

  • Nêu
    gương cuối ngày:

  • gợi ý để trẻ xác định tiêu chuẩn

  • cho trẻ tự nhân xét.

  • nhận xét cuối cùng.
  • Vệ sinh và trả trẻ:
  • Cho
    trẻ đi vệ sinh, sửa sang lại đầu tóc, quần áo gọn gàng cho trẻ

  • trả trẻ khi có người lớn đón.
  • Nhắc
    trẻ chào cô, bố mẹ, ông bà.
  • Trao
    đổi vói phụ huynh nếu có việc liên quan đến trẻ cần thiết trong ngày.

[sociallocker id=7524]

TẢI TÀI LIỆU TẠI ĐÂY

[/sociallocker]

Rate this post