GIÁO
ÁN ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘ
NG

Chủ đề                                   : Các loại rau củ quả

Lứa tuổi:                               : Mẫu giáo bé (3-4 tuổi)

Lớp                                        :

Số lượng trẻ                          : Cả lớp

Thời gian                              : Cả ngày

Ngày soạn                             :

Ngày dạy                               :

Người
soạn và điều khiển  :

Giao viên hướng dẫn          :

  1. Đón
    trẻ, thể dục sáng, trò chuyện, điểm danh (7h25 – 8h35)
  2. Đón
    trẻ:
  3. Cô đến trước 15 phút, vệ sinh lớp, xếp lại
    đồ chơi, thông thoáng phòng học, chuẩn bị đồ dùng trong ngày.
  4. Sau đó cô đón trẻ:
  5. Cô đón trẻ với thái độ niềm nở, ân cần,
    vui vẻ, tạo không khí thân mật khi đón trẻ tới lớp.
  6. Rèn cho trẻ môt số thói quen khi đến lớp. Cô nhắc trẻ chào cô, chào ông
    bà, bố mẹ, để ba lô đúng nơi qui định.
  7. Kiểm tra sức khỏe của trẻ trước khi nhận
    trẻ vào lớp.
  8. Thể
    dục sáng:
  9. Trang phục của cô phải gọn gàng, hợp thời tiết.
  10. Cô tập trung trẻ, cho từng nhóm trẻ xếp hàng ra lấy dép.
  11. Trẻ xếp hàng đi xuống sân tập, cô đi cùng
    bao quát trẻ.
  12. Tập với nhạc, trẻ tập cùng cô.
  13. Điểm
    danh, trò chuyện:
  14. Điểm danh: Hỏi trẻ xem những bạn nào chưa
    đi học.
  15. Trò chuyện với trẻ về chủ đề các loại rau
    củ quả.
  1. Hoạt
    động chung (8h35 – 8h50)
  2. Tổ chức giờ học:
  3. Môn học: Giáo dục âm nhạc
  4. Đề tài: Vận đông: “ Vì sao con mèo rửa mặt”

:
Trò chơi: Tai ai tinh

  • Người dạy:Ca 1: sinh viên Nguyễn Thị Huyền
    Trinh

       : Ca 2: cô Ngô Thị Thu Trang

  1. Hoạt
    động ngoài trời (8h50 – 9h15)
  2. Nội
    dung:
  3. Hoạt động có chủ đích: Bật liên tục vào
    chín ô.
  4. Trò chơi vận động: Vòng quanh sô-cô-la
  5. Chơi tự chon:

+)
Chơi với bóng: tung và bắt bóng cùng bạn, chơi với đồ chơi có sẵn trong sân trường:
cầu trượt, đu quay, lốp xe.

+)
Chơi dải lụa.

+)
Chơi với vòng : bật liên tục vào các vòng.

+)
Chơi gắp cua bỏ giỏ.

+)
Ném túi cát trúng đích ngang bằng một tay

+)Tung
bóng cho nhau

+)Bật
cao.

  • Mục
    đích – yêu cầu:
  • Mục
    đích:
  • Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, thỏa mãn
    nhu cầu vui chơi và hoạt dộng của trẻ.
  • Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo
    cho trẻ thông qua vận động và trò chơi với bóng.
  • Rèn luyện khả năng khéo léo thông qua chơi
    với dải lụa.
  • Rèn luyện sức khỏe, sức bền và khả năng giữ
    thăng bằng thông qua vận động nhảy lò cò và trò chơi bật liên tục vào vòng.
  • Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động ngoài
    trời.
  • Yêu
    cầu:
  • Trẻ hứng thú khi tham gia vào các hoạt động.
  • Trẻ có ý thức chơi và tinh thần tập thể
    khi tham gia vào vận động và trò chơi.
  • Trẻ biết lắng nghe và làm theo hiệu lệnh của
    cô.
  • Đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Chuẩn
    bị:
  • Địa điểm: sân trường, rộng, bằng phẳng, sạch
    sẽ, khô ráo.
  • Đồ chơi: xắc xô, đu quay, cầu trượt, lốp
    xe,8 quả bóng, rổ đựng bóng, dải lụa, 7 cái vòng, boling, túi cát.
  • Cách
    tiến hành:
  • Trước
    khi ra ngoài trời:
  • Điểm danh.
  • Chuân bị trang phục gọn gàng, hợp thời tiết.
  • Tập trung trẻ cho trẻ đi giầy, dép, xếp
    hàng ra ngoài sân.
  • Khi
    ra ngoài trời:
Hoạt động của cô  Hoạt động của trẻ
Giới thiệu hoạt
động và khởi động:

-Cô
cho trẻ đứng vào các chấm có sẵn trên sân và giới thiệu hoạt động ngoài trời
hôm nay.
-Cô
cho trẻ khởi động nhẹ nhàng các động tác: xoay cổ tay, xoay cánh tay, xoay bả
vai và căng hai tay ra,xoay đầu gối, cổ chân. Cô yêu cầu trẻ nhìn và làm theo
cô.
 
1.Hoạt
động
1: Bật liên tục
vào chín ô.


Cô cho trẻ xếp thành  hai hàng ngang
(cô đứng trước mặt trẻ) và yêu cầu mỗi bạn đứng cách nhau một cánh tay.
 
-Cô
giới thiệu hoạt động: Hôm nay cô có chuẩn bị một bài tập rất thú vị giúp
chúng mình rèn luyện cơ thể thật khỏe mạnh. Bài tập có tên là: “Bật liên tục
vào chín ô”
– Cho
trẻ nhắc lại tên hoạt động.
– Cô hướng dẫn cách chơi:
+)
Cô đi từ đầu hàng đến vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” hai tay cô
chống hông, chân nhún xuống. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” cô bật liên tục vào 9
ô. . Sau đó, cô đi về phía vạch đích rồi về  cuối hàng và bạn tiếp theo sẽ lên bật liên tục
vào 9 ô
-Cô
cho trẻ chơi 2-3 lần.
– Trong
khi trẻ thực hiện cô chú ‎ý quan sát bao
quát động viên khuyến khích và sửa sai cho trẻ.
1.3.Kết
thúc:

-Cô
cho trẻ nhắc lại tên hoạt động.
-Cô
động viên, khen ngợi trẻ và khuyến khích trẻ vận động ở nhà để rèn luyện sức
khỏe.
-Giới
thiệu hoạt động tiếp theo.
 
2.Hoạt
động 2:
 Trò chơi vận động “Vòng quanh sô-cô-la”
-Cô
và các con vừa thực hiện cùng nhau vận động “Bật liên tục vào chín ô”. Cô thấy bạn nào cùng khỏe lên rồi vậy
cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi thật thú vị nữa nhé. Trò chơi có tên là “Vòng
quanh sô-cô-la”.

Cô phổ biến cách chơi, luật chơi .
+)
Cách chơi: Cả lớp nắm tay nhau thành một vòng tròn, 1 bạn sẽ được bịt mắt ở
trong vòng tròn
 Nhiệm vụ của các con là sẽ nắm tay nhau đi
thành một vòng tròn và hát bài : “ Vòng quanh sô-cô-la” khi hát đến câu “ sống
hay chết trả lời ngay” thì bạn ở trong vòng tròn sẽ đi tìm và đoán tên bạn mà
mình bắt được, các bạn bên ngoài phải đứng tại chôc không được chạy. Nếu đoán
đúng tên thì người bị đoán tên sẽ thay vào trong.
+)
Luật chơi: Khi đi vòng tròn chúng mình phải nắm chặt tay nhau và khi hát hết
câu phải đứng tại chỗ và không được chạy.
-Cô
cho trẻ chơi 2-3 lần.
3.Hoạt
động 3: Chơi tự chọn

-Lớp
mình hôm nay rất ngoan nên cô đã chuẩn bị thêm rất nhiều đồ chơi cho chúng
mình đấy. Ở đây có rất nhiều đồ chơi đu quay, cầu trượt, lốp
xe…Ngoài ra, cô còn chuẩn bị bóng, dải lụa, vòng, boling, túi cát để chúng
mình chơi đấy.
+Các con có thể chơi với bóng,tunh bóng cho nhau, bật
cao, chơi với dải lụa,boling, ném túi cát và bật tách chân – chụm chân với những
chiếc vòng và lăn các lốp bánh xe hoặc chơi xích đu, cầu trượt.
+ Khi chơi chúng mình nhớ là không được tranh giành đồ
chơi của nhau, không chạy nhảy, xô đẩy nhau.
+Bạn nào thích chơi đồ chơi nào thì hãy về góc sân có đồ
chơi đó nhé.
-Cô cho trẻ chơi và quan sát hướng dẫn trẻ.
-Gần hết giờ cô cho trẻ dọn đồ chơi, nhận xét và cho trẻ
rửa tay, đưa trẻ vào lớp học, thay quần áo cho những trẻ có mồ hôi.
 
-Trẻ đứng theo vị trí cô sắp xếp.
-Trẻ nhìn cô và khởi động.
 
 
 
-Trẻ đứng thành hàng ngang, đối diện với vị trí của cô.
 
-Trẻ nghe cô phổ biến hoạt động và nhắc lại tên hoạt động.
 
-Trẻ nghe và quan sát cô hướng dẫn cách chơi.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Trẻ nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
 
 
 
 
 
 
-Trẻ thực hiện.
 
 
 
 
 
 
 
-Trẻ chơi.
 
 
-Trẻ nghe cô nhận xét, cùng cô cất đồ chơi vào lớp và tự
lấy balo trong tủ của mình để cô thay quần áo.
 
  1. Hoạt
    động góc:
  2. Dự
    kiến góc chơi:
  3. Góc
    tạo hình:
  4. Dự kiến nội dung:

  5. màu tranh rỗng rau bắp cải, củ cà rốt, cà tím, su hào
  6. Nặn
    củ su hào.
  7. Xé dán củ cà rốt
  8. Chuẩn bị vật mẫu, tranh mẫu:
  9. 1
    tranh tô màu củ xu hào khổ A3.
  10. Vật
    mẫu bằng đất nặn: củ su hào.
  11. Đồ dùng, nguyên vật liệu bổ sung
  12. Đất
    nặn các màu.
  13. Bảng
    đen.
  14. Sáp
    màu.
  15. Rổ
    đựng sáp màu.
  16. Góc
    học tập:
  17. Dự
    kiến nội dung:
  18. Bài
    tập cá nhân : Tìm và tô màu các loại rau củ quả.
  19. Bảng
    phân loại rau ăn lá và rau ăn củ.
  20. Đồ
    dùng và nguyên vật liệu:
    .
  21. Phiếu
    bài tập cá nhân có in các loại rau củ quả và một số con vật.

  22. tô các loại rau ăn củ và rau ăn lá.
  23. Bảng
    gài lô tô.
  24. Sáp
    màu và rổ đựng.
  • Góc
    xây dựng:
  • Dự
    kiến nội dung:
  • Xây vườn rau
  • Chuẩn
    bị đồ dùng:
  • Các khối gỗ sắc màu.
  • Các mô hình vườn rau.

d.  Góc phân vai

  • Dự kiến nội dung :
  • Cửa hàng bán rau sạch.
  • Chuẩn bị : các loại rau củ quả đồ chơi.

e. Các góc khác chơi như
bình thường

  • Mục
    đích – yêu cầu:
  • Mục
    đích:
  • Phát
    triển hứng thú: thỏa mãn nhu cầu chơi, nhận thức cho trẻ.
  • Phát
    triển kĩ năng xã hội: thỏa thuận chơi, mô phỏng vai chơi, phối hợp vai chơi với
    các góc.
  • Phát
    triển kĩ năng khéo léo, vận động tinh trong hoạt động tạo hình.
  • Yêu
    cầu:
  • Trẻ hứng thú tích cực khi chơi trong các
    góc.
  • Kĩ năng:
    • Góc tạo hình: trẻ có kĩ năng tô màu tranh rỗng các loại
      rau củ quả, trẻ có kỹ năng nặn củ su hào.
    • Góc
      học tập: trẻ biết phân loại “Rau ăn lá với 
      Rau ăn củ”, Tìm và tô màu các loại rau củ quả.
    • Góc
      xây dựng: trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để:
  • Xây vườn rau
    •  Trẻ
      biết lấy, cất đồ chơi.
  • Tiến
    hành:
  • Bước
    1: Ôn định tổ chức:

  • giới thiệu chủ đề: “Tuần này chúng mình học về chủ đề gì vậy nhỉ?”
  • À
    đúng rồi chủ đề “ Một số loại rau củ quả” và hôm nay cô đã chuẩn bị một số đồ
    dùng mới ở các góc cho lớp chúng mình đấy.
  • Hôm
    trước ở góc tạo hình các con đã được tô màu các loại rau củ quả và cô thấy
    chúng mình tô đã đẹp rồi đấy. Hôm nay các con sẽ vẫn được tô màu rau củ quả,
    chúng mình cùng cô gắng tô đẹp hơn nữa để mang về khoe bố mẹ nhé! Ngoài ra các
    con sẽ được nặn củ su hào nữa đấy.

  • góc học tập hôm trước cô đã cho chúng mình tìm rau ăn củ và rau ăn lá để gắn
    lên bảng tương ứng, hôm nay các con nhớ tìm thật chính xác và gắn thật cẩn thận
    lên bảng gài nhé! Các bạn ở góc học tập còn có phiếu bài tập các con sẽ tìm và
    tô màu khéo léo các loại rau củ quả nữa nhé!
  • Góc
    xây dựng các bác hãy xây vườn rau xanh tốt nhé.
  • Góc
    phân vai các bác bán hàng hôm nay sẽ bán các loại rau sạch cho mọi người. Chúng
    mình cũng có thể đóng vai làm đầu bếp nấu các món ăn từ rau củ mua ở cửa hàng
    rau.

  • có thể hỏi 2 -3 trẻ: “Con muốn chơi ở góc nào?”

  • nhắc lại nội quy chơi: không tranh giành đồ chơi, không phá đồ chơi, chơi xong
    cất xếp đồ chơi gọn gàng.
  • Sau
    đó cô mời trẻ nhẹ nhàng về góc chơi.
  • Bước
    2: Tổ chức chơi:
  • Sau
    khi trẻ về góc chơi è
    cô chú ý bao quát và điều chỉnh số lượng trẻ ở các góc chơi.
  • Khi
    trẻ chơi, cô có 3 vai trò:
  • Thiết kế môi trường chơi cho trẻ.
  • Quan sát hứng thú, kĩ năng, nội dung chơi
    của trẻ ở các góc.
  • Tác động hướng dẫn trẻ chơi.
  • Nếu
    trẻ chưa có hứng thú chơi thì cô tạo tình huống gây hứng thú cho trẻ
  • Nếu
    trẻ chưa có kĩ năng chơi thì cô hướng dẫn giúp trẻ có kĩ năng để tiếp tục chơi.
  • Dự
    kiến tình huống có thể xảy ra:

– Ở góc phân vai, trẻ mua hàng không
trả tiền

è Giải quyết: cô đến
trò chuyện, đóng vai người cùng mua hàng và hướng dẫn trẻ kĩ năng chơi góc này.

  • Bước
    3: Nhận xét – kết thúc:
  • Cô nhận xét trong quá trình chơi (góc nào
    giảm hứng thú trước thì cô nhận xét trước).
  • Cô cho trẻ cất đồ chơi.
  • Nhận xét cả buổi chơi:
    • Góc nào chơi tốt, sản phẩm đẹp
    • Góc nào cất đồ chơi gọn gàng
    • Góc nào cần cố gắng
    • Gợi ý 1 số ý tưởng chơi mới cho ngày hôm
      sau ở góc chơi chưa tốt
    • Giáo viên khen ngợi, động viên và chuyển
      hoạt động
  • Vệ
    sinh ăn trưa (10h00 – 11h00)
  • Cô chuẩn bị bàn ăn.
  • Cô cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay, lấy ghế.
  • Cô chia cơm và thức ăn cho từng bàn, cô giới
    thiệu món ăn và nhắc trẻ mời cô, mời bạn.
  • Cô nhắc trẻ ăn hết suất, không làm rơi vãi
    cơm ra ngoài.
  • Cô nhắc trẻ cất ghế, xúc miệng, lau miệng,
    đi vệ sinh.
  • Ngủ
    trưa (11h00 – 14h00)
  • Cô vệ sinh phòng, trải đệm cho trẻ ngủ.
  • Cô tắt đèn, buông rèm, giảm bớt ánh sáng.
  • Cô trực cho trẻ ngủ.
  • Vận
    động nhẹ, ăn quà chiều ( 14h00 – 15h00)
  • Cho trẻ đi vệ sinh, đứng lên đi lại nhẹ
    nhàng.
  • Ăn quà chiều, cô giới thiệu món ăn và chia
    quà
  • Hoạt
    động chiều (15h00 – 16h30)
  • Nội dung:
  • Rèn trẻ biết tự giới thiệu về bản thân.
  • Ôn các từ và bài hát tiếng anh đã học
  • Kể chuyện: Câu chuyện sưu tầm “Cậu bé tích
    chu”.
  • Mục đích:
  • Giúp trẻ biết cách tự giới thiệu về bản
    thân
  • Tạo tâm thế thoải mái cho trẻ trước khi ra
    về.
  • Tiến hành:
  • Hôm nay cô và các con sẽ cùng giới thiệu về
    bản thân mình nhé!
  • Chúng mình sẽ chào các bạn và giới thiệu
    tên của mình trước:” Xin chào tất cả các bạn, tớ tên là…”
  • Sau đó các con giới thiệu tên trường và lớp
    mình học:” Tớ học lớp C2- Trường mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên”
  • Các con sẽ giới thiệu về sở thích của
    mình, ví dụ: “ Sở thích của tớ là ăn kem và đi học”.
  • Kể chuyện: Câu chuyện sưu tầm “Cậu bé tích
    chu”.

Cô kể và đàm thoại cùng trẻ về nội
dung và các nhân vật trong truyện.

  1. Vệ
    sinh, trả trẻ ( 16h30 – 17h00)
  2. Nhắc trẻ đi vệ sinh, kiểm tra chỉnh sửa quần
    áo, đầu óc trẻ gọn gàng, hợp thời tiết trước khi ra về
  3. Trả trẻ với thái độ niềm nở, trao đổi
    nhanh về tình hình của trẻ trong ngày với phụ huynh.
  4. Cô vệ sinh lớp và hành lang.
  5. Cô tắt điện, sập cầu dao,đóng cửa phòng
    nhóm trước khi ra về.

[sociallocker id=7524]

TẢI TÀI LIỆU TẠI ĐÂY

[/sociallocker]

Rate this post