GIÁO ÁN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Đề tài :

Vận động cơ bản : Bật liên tục vào vòng

Trò chơi vận động : Bắt bướm

Đối tượng: 24-36 tháng tuổi

Thời gian: 18-20 phút

Số lượng trẻ: 15-20 trẻ

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Người thực hiện :

  1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
  2. Kiến thức:
  3. Trẻ nhớ tên bài tập: Bật liên tục vào vòng, nhớ tên trò chơi: Bắt bướm.
  4. Trẻ biết cách bật liên tục vào vòng, biết các bước thực hiện : Trẻ
    đi từ chỗ ngồi của mình lên vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh chuẩn bị, 2 tay chống hông, 2 đầu gối hơi khuỵu xuống. Khi có hiệu lệnh “ Bật”, dùng sức chân  nhún lấy đà và bật liên tục vào các vòng.
  5. Kỹ năng:
  6. Rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay thông qua trò chơi “ Bắt bướm”.
  7. Phát triển các tố chất thể lực: Nhanh, khéo, mạnh cho trẻ.
  8. Phát triển khả năng định hướng trong không gian, phản xạ nhanh.
  9. Thái độ:
  10. Trẻ hứng thú tham gia tập luyện, trẻ vâng lời cô.
  11. Trẻ biết nghe hiệu lệnh của cô, có kỉ luật khi tập luyện.
  1. CHUẨN BỊ
  2. Địa điểm
  3. Lớp học rộng, sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo.

Sơ đồ:

  •       *      
    *           *         *          *

           *

           *

  •          *     
    *         *           *          *
  • Đồ dùng:
  • 6 vòng.
  • Con bướm.
  • Xắc xô, búp bê.
  • Đề can làm vạch xuất phát.
  • Nhạc có lời “Đoàn tàu tí xíu”, “cá vàng bơi”.
  • Trang phục
  • Trang phục của cô và trẻ gọn gàng dễ vận động , phù hợp với thời tiết.
  • Tâm sinh lí trẻ:
  • Cô cho trẻ đi vệ sinh, cho trẻ uống ít nước, tạo tâm lí trẻ thật
    thoải mái  trước khi vào giờ tập.
  • CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Ổn định tổ chức

  • Cô tập trung trẻ xúm xít bên cô.

2.Phương pháp, hình thức tổ chức

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
Khởi
động (2-3 phút)
Cô cho trẻ đi theo cô làm đoàn tàu thành vòng khi

vòng tròn
khép kín.

cho trẻ tập theo nhạc phối hợp các kiểu đi và
chạy :
Đi
thường ( 3m) à
đi bằng mũi bàn chân (2 m) đi
thường (3m) à
đi bằng gót bàn chân(2m) à  đi thường (3m) à
chạy chậm( 1 vòng) à
chạy nhanh (1 vòng) à
chạy chậm (1 vòng) à
đi thường à tàu về ga.

cho trẻ đứng lại nắm tay nhau thành vòng trò
rộng.
Trọng
động (12-15 phút)
* Bài tập
phát triển chung
: cho trẻ tập các động tác tay
vai, thân, chân.
      – 
Tay vai : Lá reo ( 4 lần 2 nhịp )
     + Cách tập :
     + Tư thế chuẩn bị : đứng tự nhiên, hai
tay thả xuôi.
     + Động tác 1 : giơ hai tay lên cao,lắc lắc
hai bàn tay.
     + Động tác 2 : về tư thế chuẩn bị.
      – Thân : Cây đung đưa ( 3 lần 2 nhịp )
      + Cách tập :
      + Tư thế chuẩn bị : đứng tự nhiên, hai
tay thả xuôi.
      + Động tác 1 : nghiêng người  qua phải-đứng thẳng.
      + Động tác 2 : nghiêng người qua trái –
đứng thẳng.
      – Chân : Cây lớn lên ( 4 lần 2 nhịp )
      +  Cách tập :
      + Động tác 1 : ngồi xuống 2 tay để lên
đầu gối và nói “ cây bé xíu”.
      +
Động tác 2 : đứng dậy,vươn thẳng người,2 tay vung lên nói “ cây lớn lên”.
      + Phương
pháp hướng dẫn : cô tập mẫu từ đầu đến cuối và trẻ tập theo cô. Trẻ tập cô
quan sát, sửa sai động viên trẻ tập.
     * Bài tập vận động
cơ bản
: Bật liên tục vào vòng.
Cô cho trẻ ngồi thành hàng đối diện
nhau.Cả lớp ơi, hôm nay là sinh nhật của bạn búp bê đấy,

bạn búp bê có mời lớp mình đến nhà bạn ấy dự
tiệc, mà đường đến nhà bạn ấy rất khó đi, chúng ta phải bật qua những chiếc
vòng này mới có thể đến được nhà búp bê.
Chính vì vậy hôm nay cô sẽ dạy chúng mình
bài tập “ Bật liên tục vào vòng” để chúng mình đến nhà bạn búp bê được dễ
dàng hơn nhé.

làm mẫu cho trẻ quan sát
: Cả lớp
cùng hướng lên
cô quan sát cô làm mẫu nhé.
Lần
1: Cô làm mẫu không giải thích chỉ đưa ra các
hiệu lệnh.
+   Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp giải thích : Cô đi từ
chỗ ngồi của
mình lên vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh chuẩn bị, 2 tay cô chống hông, 2 đầu gối hơi khuỵu xuống.
Khi có hiệu lệnh “ Bật”, cô dùng sức chân nhún để lấy đà bật vào vòng đầu tiên, chạm đất bằng
bàn chân sau đó bật tiếp vào các vòng còn lại, cô chúc sinh nhật bạn búp bê sau
đó đi về cuối hàng.
     + Lưu ý : Khi bật vào
vòng, chúng mình không được
chạm chân vào vòng.
Lần
3 : Cô làm mẫu và giải thích những động tác
chính:
Cô đi từ chỗ
ngồi của mình lên vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh chuẩn bị, 2 tay chống
hông, 2 đầu gối hơi khuỵu xuống .
Khi có hiệu lệnh “ Bật”, cô dùng sức chân nhún bật liên tục vào các vòng.
Lần
4 : Cô cho 1 trẻ lên tập mẫu. Cô sửa sai cho trẻ
(Nếu có)
Luyện
tập:
Lần 1 : Cô cho 2 trẻ lần lượt lên
tập. ( Cô khen trẻ

làm được và sửa sai cho trẻ chưa làm được)
     +   Lần 2 : Cô cho trẻ luyện tập dưới hình thức
thi đua (cô tạo 2 nhóm 3 – 4 trẻ thi đua với nhau xem nhóm nào bật đúng và đến
nhà bạn búp bê nhanh nhất nhé.
     +  Củng cố:
Cô nhận xét trẻ luyện tập, chủ yếu
động viên khen ngợi trẻ.Cô hỏi trẻ tên bài tập.Cô mời 1-2 bạn khá giỏi lên tập lại.Cô nhận xét chung.

* Trò chơi
vận động
: Bắt bướm
– Cô thấy hôm
nay lớp mình rất ngoan, tập các bài tập
rất là giỏi, cô sẽ thưởng cho các con chơi một trò chơi, chúng
mình có muốn chơi cùng cô không?
     –
Trò chơi có tên : Bắt bướm.
 
 
Cách chơi:
– Cô cho trẻ
đứng thành vòng tròn rộng, cô đứng bên trong vòng tròn.
– .Cô cầm cây có con bướm và nói : “Chúng ta có một con bướm đẹp
đang bay, khi con bướm đấy bay đến trước mặt ai thì người đấy hãy nhảy lên và dùng tay bắt bướm
nhé.”
– Cô cầm
cây có con bướm giơ lên, hạ xuống  ở nhiều chổ khác nhau để cho trẻ vừa
nhảy được và với được.
– Ai
chạm vài tay con bướm coi như bắt được bướm.
Sau mỗi lần trẻ bắt được bướm cô nhận xét,
động viên, khuyến  khích trẻ.
     * Hồi
tĩnh :

Cô cho trẻ vận động nhẹ nhàng  1-2 phút theo bài hát
“Cá vàng bơi”.

 
 
 
 
 
 
Trẻ tập cùng
cô.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Trẻ tập cùng
cô.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Trẻ lắng nghe
cô giới thiệu.
 
 
 
Trẻ quan sát
cô làm mẫu.
 
Trẻ vừa quan
sát cô làm mẫu vừa lắng nghe lời giải thích.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1 trẻ lên tập,
các bạn còn lại ngồi dưới quan sát.
Trẻ lần lượt
lên tập theo sự hướng dẫn của cô.
 
 
 
Trẻ lắng nghe
cô nhận xét.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Trẻ lắng nghe
cô giới thiệu cách chơi.
 
 
 
 
Trẻ lắng nghe
cô nhận xét.
 
  Trẻ vận
động cùng cô.
 

3. Kết thúc

  • Cô nhận xét chung giờ học.
  • Chuyển hoạt động.

[sociallocker id=7524]

TẢI TÀI LIỆU TẠI ĐÂY

[/sociallocker]

Rate this post