GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GÓC

Chủ
đề: Quê hương – Đất nước “ Bác Hồ ”

Đối
tượng: Mẫu giáo lớn ( 5- 6 tuổi)

Số
lượng trẻ: Cả lớp

Thời
gian: 40 – 45 phút

Lớp:
MGL- A4

Ngày soạn :

Ngày
dạy:

Người
dạy:

  • DỰ KIẾN GÓC CHƠI:


Góc xây dựng: “ Hà
Nội của bé ” ( Góc trọng tâm ) Xây lăng Bác, Hồ Gươm, Nhà Hát Lớn, Văn Miếu.

– Góc nghệ thuật:

+
Góc tạo hình: Làm đèn lồng hoa sen, đèn
lồng ống

+
Góc âm nhạc: Biểu diễn những bài hát về quê hương đất nước : Múa nón Nét Việt, 
Xòe hoa, Bắc kim thang, Việt Nam ơi, Yêu Hà Nội, Trống cơm, Quê hương
tươi đẹp,…

          – Góc phân vai:

+
Góc nấu ăn: “Ẩm thực 3 miền”  Làm món “ Phở cuốn ”.

+ Góc bán hàng: “Cửa hàng lưu niệm ” bán nón lá, tranh ảnh
quê hương đất nước, trang phục dân tộc ( áo dài, áo bà ba,..), bán đèn lồng,..

          – Góc văn
học :  Kể chuện theo tranh : Sự tích Hồ
Gươm, Thánh Gióng

            – Góc học
tập : Ôn số lượng trong phạm vi 10

                                     Ôn các chữ
cái đã học

                                     Chơi domino

                                    Chơi trò chơi ghép tranh

  1. mục đích, yêu cầu
  2. Kiến
    thức


Trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, biết lựa chọn nội dung chơi và thể hiện ý
tưởng chơi một cách tự nhiên.


Trẻ được củng cố và mở rộng kiến thức về những mối quan hệ giữa các vai chơi.


Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi để thực hiện ý định chơi của
mình.

2.Kỹ năng

          -Rèn
luyện cho trẻ kỹ năng chơi: biết thỏa thuận vai chơi, nội dung chơi, thể hiện
đúng hành động và một số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi, biết giao lưu, liên kết
vai chơi, nhóm chơi.

          – Trẻ có khả năng chơi ở các góc:

           + Góc học tập : Trẻ có kỹ năng chơi
ghép tranh, domino, trẻ có khả năng tư duy để làm các phiếu bài tập ôn số lượng
trong phạm vi 10.

           + Góc văn học : Trẻ có kĩ năng ghi nhớ truyện,
kể lại truyện theo trí nhớ, tưởng tượng sáng tạo.

+ Góc xây dựng – lắp
ghép: Trẻ có kỹ năng sử dụng đồ chơi để
tạo ra mô hình Lăng Bác, Hồ Gươm, Nhà Hát Lớn, Tháp Rùa, xây đường phố.

+ Góc
phân vai:

Góc
bán hàng: Trẻ có kỹ năng mua bán hàng hóa. Biết trả tiền khi mua hàng.Biết giao
tiếp với khách hàng.

Góc nội
trợ: Trẻ có kỹ năng làm món phở cuốn.                                                                                                                                                                                    

+ Góc
tạo hình: Trẻ có kỹ năng cắt, dán để tạo ra đèn lồng hoa sen, đèn lồng ống bằng
giấy và các nguyên liệu mở.

          + Góc âm
nhạc: Trẻ biểu diễn tự tin các bài hát về quê hương,đất nước, biết cách sử dụng
nhạc cụ biểu diễn phù hợp với bài hát.

3.Thái độ

– Giáo dục trẻ biết đoàn kết,
không tranh giành đồ chơi.

– Trẻ có hứng thú, tích cực
tham gia các góc chơi.


Biết lấy, cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, gọn gàng, ngăn nắp.

II. CHUẨN BỊ


Góc xây dựng: Các mô hình : Lăng Bác Hồ, mảnh ghép Tháp Rùa,Nhà Hát Lớn,Văn
miếu, cây xanh, cây hoa, cỏ,sỏi
trắng, đài phun nước, đèn đường phố, đèn đường, người đi đường, ghế đá, các con
vật,..

Góc nấu ăn:
Bánh phở, các loại rau đã rửa sạch, trứng rán, giò, dao nhựa, thìa, cốc, thớt,
bát tô, đĩa, tạp dề, găng tay, các món ăn, menu thực đơn, bếp ga, xoong nồi,
dĩa,thìa,..

 Góc nghệ thuật :

+ Góc tạo hình : giấy màu, keo, kéo, khăn lau tay, ghim,
dây kim tuyến, que tre.

+ Góc âm nhạc : nhạc các bài hát về quê hương đất nước.

– Góc phân vai:

+
Góc bán hàng: Khung ảnh, đèn lồng, nón
lá,lọ hoa,
tranh ảnh quê hương đất nước, trang phục dân tộc ( áo dài, áo bà ba,.)

Góc văn học :
Các loại sách truyện


Góc học tập
: Domino, phiếu bài
tập, các mảnh ghép rời, bút màu,…

– Góc gia đình : Đồ dùng gia đình,bát, thìa, cốc,
chén, giường tủ, món ăn, bánh kẹo,…

– Nhạc bài hát “ Đi tàu lửa ”, video về Hà Nội, các món
ăn, danh lam thắng cảnh Hà Nội, tivi.                               

III. TIẾN HÀNH

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
Ổn
định
tổ chức , thỏa thuận.
– Cả lớp có muốn đi du lịch cùng cô không?
– Cho trẻ làm đoàn tàu hát bài “ Đi tàu lửa ” sau đó cho trẻ
ngồi chỗ tivi.
+ Hôm nay cô và các con cùng dạo quanh 1 vòng Hà Nội qua màn ảnh nhỏ nhé.
– Cho trẻ xem video về Hà Nội
+ Trong video các con vừa xem có những hình ảnh gì ?
Hình ảnh đó ở đâu ?
– Trong chủ đề quê hương đất nước ngày hôm nay, cô đã
chuẩn bị rất nhiều đồ chơi ở các góc chơi. Các con quan sát xem cô đã chuẩn bị
những góc chơi nào ? (Cô gợi ý để trẻ phát hiện ra đồ chơi mới).
* Thỏa thuận trước khi chơi

Cô giới thiệu nguyên liệu mới ở góc chơi:
Hôm
nay lớp mình có rất nhiều đồ chơi mới ở các góc chơi:
+
Góc xây dựng: Cô chuẩn bị các mô hình về Hà Nội và cây như : cây hoa, cây
tre, cây vạn tuế, cỏ, và rất nhiều đồ chơi khác để chúng mình cùng xây các
công trình về thủ đô Hà Nội nhé.
+
Góc tạo hình: Cô chuẩn bị nhiều nguyên vật liệu khác nhau như giấy màu, que tre, dây kim tuyến,..để
chúng mình làm những chiếc đèn lồng hoa sen và đèn lồng ống thật là đáng yêu.
+
Góc nội trợ: hôm nay cô chuẩn bị rất nhiều các nguyên liệu: Trứng, giò, bánh phở…
để chúng mình được làm món phở cuốn, ngoài ra chúng mình sẽ làm thêm cả món bánh tôm nữa nhé.
+
Góc âm nhạc: có rất nhiều loại nhạc cụ như:  đàn, trống, nón,.. để chúng mình múa hát các bài hát về quê
hương đất nước.
+ Ngoài ra cô còn chuẩn bị các góc chơi : góc bán hàng
, góc, văn học, góc gia đình,..
* Hỏi ý tưởng
của trẻ: – Sau khi
nghe cô giới thiệu các góc chơi, các con đã chọn góc chơi cho mình chưa?- Góc xây dựng:

+ Ai chơi ở góc xây dựng? Với những đồ
chơi mà hôm nay cô đã chuẩn bị cô các con muốn xây gì ?
+ Xây dựng “ Hà Nội của bé” ,các con định xây dựng những gì ?
( Gợi ý để trẻ miêu tả được cách xây
dựng “Hà Nội
của bé” như: xây mô hình Lăng Bác, Văn Miếu,.., cây cối xung
quanh hồ Gươm, rùa trong hồ,…)
– Góc tạo hình:
+ Ở góc tạo hình cô chuẩn bị rất nhiều
các nguyên vật liệu khác nhau. Hôm nay các con định làm gì ở góc chơi này nhỉ
?
+ Lát nữa bạn nào thích chơi ở góc chơi
này thì rủ bạn về góc chơi này nhé.
– Góc
gia đình: Ở góc chơi gia đình, bố mẹ sẽ dẫn các con đi tham quan các cảnh đẹp
ở Hà Nội
– Góc
nội trợ: Buổi sáng cô và các bạn đã chuẩn bị các đồ dùng, rửa rau,để chuẩn bị
làm món phở cuốn rồi đấy.
– Ngoài
những góc chơi cô vừa nói, cô còn chuẩn bị rất nhiều các đồ chơi khác ở các
góc như góc bán hàng, góc âm nhạc và góc sách truyện. Lát nữa bạn nào muốn chơi ở góc
chơi nào thì các con sẽ về góc đó chơi nhé.
+ Trong khi chơi các con phải chơi như
thế nào?
Biết chơi cùng nhau, nhường nhịn nhau, không tranh dành đồ chơi
của nhau
+ Khi chơi xong các con phải làm gì ?
Cất đồ chơi đúng nơi quy định, dọn gọn gàng góc chơi.Cô chúc các con có một buổi chơi vui vẻ và thật ý nghĩa.Các con hãy đi nhẹ
nhàng về góc chơi mà chúng mình đã chọn nhé

2. Quá trình chơi.
đi bao quát một vòng tất cả các nhóm chơi, điều chỉnh số trẻ trong các góc
chơi phù hợp. Xử lý các tình huống xảy ra và liên kết các góc chơi, mở rộng nội
dung chơi.
+
Tình huống 1: Ở góc nấu ăn trẻ ném đồ chơi xuống gầm bàn, cô đến nhẹ nhàng hướng
dẫn trẻ cách chơi.
   + Tình huống 2: ở góc bán hàng, hai bạn
tranh giành mua một bức tranh, cô đến nhẹ nhàng hỏi trẻ và hướng cho trẻ mua
nhiều thứ khác.
   + Tình huống 3: ở góc tạo hình, trẻ không
biết cách cắt hoa sen, cắt
đèn lồng cô nhẹ nhàng hướng dẫn lại cho trẻ.

+ Hỏi trẻ : Muốn làm được một chiếc đèn
lồng hoa sen chúng ta sẽ làm như thế nào ?
à Từ một tờ giấy màu hình vuông chúng mình
gấp lại và cắt thành hình bông hoa,sau đó cắt tiếp 1 tờ nhỏ để cắt bông hoa
nhỏ hơn và dán chồng lên nhau, rồi các con dán 1 ít băng dính vào giữa bông
hoa, cắt giấy vụn màu vàng lên để làm nhụy hoa.Tiếp đến các con buộc sợi dây
kim tuyến để làm dây đèn. Vậy là chúng mình đã có 1 chiếc đèn lồng rất đẹp
rồi.

Sau khi cô đi bao quát một vòng, cô giao nhiệm vụ cho các cô phụ và đi về góc
xây dựng để hướng dẫn trẻ cách xây “ Hà Nội của bé”
+
Nhóm mình đã thỏa thuận xong chưa? Ai sẽ là kỹ sư trưởng?
+ Kỹ sư trưởng đã giao nhiệm vụ gì cho các bác xây dựng?
(Nếu trẻ chưa đưa ra được ý tưởng, cô gợi ý giúp trẻ)
– Tạo tình huống để trẻ thể hiện tốt vai trò chơi của
mình và giao lưu với các góc chơi khác.
– Khi đã gần hết thời gian của buổi chơi, cô đi nhận
xét từng góc chơi, gợi mở để buổi chơi sau trẻ chơi tốt hơn.
– Tập trung trẻ lại, cho trẻ đến tham quan góc xây dựng,
xây dựng “Hà Nội của bé”.
+ Cho một trẻ ở góc xây dựng giới thiệu về công trình của
nhóm.
+ Đặt câu hỏi cho các bạn tham quan:
Đố các bạn biết đây là cái gì? ( Đây là Tháp Rùa)
Tháp Rùa này nằm ở đâu đây các bạn ơi ? ( Trong lòng Hồ
Gươm )
– Giới thiệu về quần thể công trình “ Hà Nội của bé ”
– Cô hỏi các bạn khác nhận xét.
– Cô nhận xét về góc chơi xây dựng.
3.
Kết thúc

– Sau buổi chơi, cô tập trung tất cả trẻ lại.
+ Hỏi trẻ về quá trình chơi.
+ Cho trẻ nhận xét về các bạn cùng chơi, các đồ chơi
trong các góc chơi.
+ Hỏi ý trưởng của trẻ trong các buổi chơi sau.
– Cô nhận xét chung buổi chơi và cho trẻ cất đồ chơi gọn
gàng.

 
– Trẻ thực hiện.
   
– Trẻ xem
 Trẻ trả lời.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Trẻ lắng nghe
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Trẻ lắng nghe
 
 
Trẻ trả lời
 
Trẻ trả lời
 
 
 
 
 
Làm lồng đèn, đèn ống ạ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Trẻ trả lời
 
 
Trẻ trả lời
 
 
Trẻ trả lời
 
 
 
 
– Trẻ về góc chơi và lấy đồ chơi chơi theo kế hoạch đã
bàn.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Trẻ trả lời
 
Trẻ trả lời
 
 
 
Trẻ cất đồ chơi
 
Trẻ tập chung lại góc xây dựng
 
 
 
Trẻ giới thiệu về công trình
 
 
Các bạn trả lời
 
 
 
 
 
 
Trẻ trả lời

[sociallocker id=7524]

TẢI TÀI LIỆU TẠI ĐÂY

[/sociallocker]

Rate this post