GIÁO
ÁN HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT

Đề tài: Phía trên-phía dưới
của bé

Đối tượng: Nhà trẻ (24 –
36 tháng)

Số lượng : 10 – 15 trẻ

Thời gian : 12 – 15 phút

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Người dạy:

I.
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1.
Kiến thức

 – Trẻ xác định
được phía trên – phía dưới của bản thân trẻ.

 – Trẻ hiểu và sử
dụng đúng từ phía trên – phía dưới.

2.
Kĩ năng

 – Phát triển kĩ
năng nhận biết và gọi tên.

 – Rèn sự chú ý và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

 – Rèn kỹ năng quan sát, phát âm rõ ràng, rèn
luyện khả năng chú ý và ghi nhớ.

3.Thái độ :

– Trẻ ngoan, hứng thú
trong giờ học trong giờ học.

– Qua bài học trẻ biết định
hướng trong không gian, xác định được phía trên – phía dưới của bản thân.

II.
CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

 – 1 bạn bướm

2. Đồ dùng của trẻ

 – Mỗi trẻ 1 bóng

 – Trang phục gọn gàng, thoải mái, phù hợp với
thời tiết.

3. Địa điểm – Đội hình

 – Địa điểm: Trong lớp

 – Đội hình: Trẻ ngồi trên sàn, theo hình chữ U.

III.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức

Cô cho trẻ hát và vận động theo bài hát: “Ồ sao bé không lắc”.

Trò chuyện với trẻ: Bài hát nói về những bộ phận nào?

Cô chỉ vào đầu và hỏi trẻ: Đây là gì? Đầu ở phía nào nhỉ

Còn đây là gì? Vậy chân ở phái nào?
Để
biết đầu và chân ở phía nào thì bây giờ cô và chúng mình cùng tìm hiểu nhé!
2. Phương pháp và hình thức tổ chức a. Nhận biết phía trên – phía dưới của bản
thân trẻ.

-Cả lớp ơi: Trời tối trời tối
                   Trời sáng trời sáng

Hôm nay có một bạn nhỏ đến thăm lớp chúng mình đấy. Chúng mình có biết đó là
ai không?
À
đúng rồi. Đó là bạn bướm đấy.

Bạn bướm chào tất cả các bạn.

Bạn bướm đi dạo chơi xung quanh lớp và bay đến chỗ từng bạn. Bướm bay trên đầu
trẻ, bướm bay dưới chân.
+
Bướm bay ở đâu? Con có nhìn thấy bướm không?
Để
nhìn thấy bướm con phải làm gì?

Cô hỏi cả lớp, sau đó hỏi cá nhân trẻ.
* Cô
khái quát: Những vật mà chúng mình phải ngẩng đầu lên mới nhìn thấy được được
gọi là phía trên.
Còn
những vật mà chúng mình phải cúi đầu xuống mới nhìn thấy được được gọi là
phía dưới.
b.
Trò chơi củng cố

 * Trò
chơi 1: Xem ai nói đúng

 – Bạn bướm thấy lớp mình hôm nay học rất giỏi
nên bạn bướm đã tặng lớp mình những món quà đấy. Đó chính là những quả bóng.

Với những qủa bóng này các con có muốn chơi 1 trò chơi không. Cô và chúng
mình cùng chơi trò chơi “ Thi xem ai nhanh” nhé.

Nhiệm vụ của các con là khi cô nới đưa bóng về phía nào thì các con phải
nhanh tay đưa bóng về phía đó và nói thật to.
 + Cô chơi mẫu: Khi cô nói đưa bóng lên phía
trên, các con phải giơ bóng lên phía trên và nói to phía trên
 + Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
 + Cô nhận xét động viên khen ngợi trẻ.
* Trò chơi 2: Con muỗi

Lớp mình hôm nay học rất là giỏi, cô sẽ thưởng cho lớp mình 1 trò chơi nữa.
Trò chơi có tên là “ Con muỗi”

Cách chơi: trẻ đọc bài thơ, khi cô nói “ dang tay ra đập con muỗi” ở phía nào
thì trẻ phải đập con muỗi ở phía đó.

Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần.
3, Kết thúc

Cô nhận xét chung, động viên khen ngợi trẻ.

Chuyển hoạt động.
 
     
 
 
 
Đầu,
mình, chân ạ.
 
 

Trẻ trả lời
 
 
 
Đi
ngủ đi ngủ
Ò ó
o
 
Bạn
bướm ạ.
 
Chào
bạn bướm
 

Trẻ trả lời
 

Trẻ trả lời
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Trẻ tham gia chơi.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Trẻ tham gia chơi

[sociallocker id=7524]

TẢI TÀI LIỆU TẠI ĐÂY

[/sociallocker]

Rate this post