GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
Chủ điểm: Nước và các hiện tượng tự nhiên
Tác phẩm: Thơ “ Trăng sáng”
Tiết: Trẻ chưa biết
Đối tượng: Mẫu giáo bé(3-4 tuổi)
Thời gian: 15-20 phút
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người soạn và dạy:
- Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức
– Trẻ nhớ tên bài thơ “ Trăng sáng” , nhớ tên tác giả và thuộc bài thơ
– Trẻ hiểu được nội dung bài thơ: Trăng rất đẹp chiếu sáng cho mọi vật xung quanh
– Trẻ hiểu được ý nghĩa của từ “lơ lửng” và biết được các hình dạng của trăng
2.Kỹ năng
– Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc, đủ chủ ngữ vị ngữ.
– Trẻ cảm nhận được âm điệu nhẹ nhàng, tình cảm của bài thơ.
– Trẻ đọc câu, đúng ngữ điệu, ngắt nghỉ đúng.
3.Giáo dục
– Trẻ biết yêu thiên nhiên , yêu cuộc sống.
- Chuẩn bị
1. Xác định cách đọc bài thơ
– Giọng điệu cơ bản: nhẹ nhàng, vui tươi
– Ngắt nhịp:
Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lững mà không rơi
Những đêm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi
Em đi trăng theo bứơc
Như muốn cùng đi chơi
– Nhấn giọng: Sáng quá, sáng ngời, không rơi.trăng khuyết,thuyền trôi, đi chơi
1. Đồ dùng
– Tranh bài thơ “ Trăng sáng’’.
- Tiến hành
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Ổn định tổ chức: – “Xúm xít xúm xít” – Cô cho trẻ hát và vận động bài: “ Cháu vẽ ông mặt trời ” – Các con ơi, ban ngày ông mặt trời tỏa những tia nắng vàng rực rỡ, khi trời tối thì sẽ xuất hiện gì soi sáng cho mọi vật nhỉ? – Cô có biết một bài thơ cũng nói về trăng đấy các con ạ. Đó chính là bài thơ “trăng sáng” của tác giả Nhược Thủy mà hôm nay cô sẽ đọc cho các con nghe đấy! 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: * Hoạt động 1: Đọc thơ – Cô đọc lần 1: Cô đọc bằng lời diễn cảm kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt Hỏi tên bài thơ: Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác? ( Hỏi 2 trẻ) – Cô đọc lần 2: Kết hợp với tranh minh họa * Hoạt động 2: Đàm thoại, trích dẫn, giảng giải nội dung bài thơ + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác? ( hỏi 3-4 trẻ) + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ “Trăng sáng” của tác giả Nhược Thủy đấy! -> Trích dẫn: “Sân nhà em sáng quá Nhờ ánh trăng sáng ngời” + Nhờ gì mà sân nhà bạn nhỏ sáng? + Trăng tròn như thế nào? -> Trích dẫn: Trăng tròn như cái đĩa Lơ lửng mà không rơi” -> Cô giới thiệu từ “lơ lửng” -> Trích dẫn: “ Những đêm nào trăng khuyết Trông giống con thuyền trôi” + Trăng được ví như thế nào? + Trăng đã đi đâu cùng với bạn nhỏ nhỉ? -> Trích dẫn: “ Em đi trăng theo bước Như muốn cùng đi chơi” -> Giảng giải nội dung: Bài thơ nói về ánh trăng rất là đẹp, nhờ có ánh trăng chúng mình được ngắm cảnh đẹp của thiên nhiên. Cảnh làng quê thật đẹp phải không các con? * Giáo dục: GD trẻ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống * Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thuộc thơ – Cô đọc cùng cả lớp 3-4 lần – Mỗi tổ đọc 1 lần – 2-3 nhóm trẻ đọc thơ – Cá nhân trẻ đọc (2-3 trẻ đọc) Giáo viên chú ý sửa sai trong quá trình dạy trẻ đọc thơ * Hoạt động 4: Cho trẻ về các nhóm – Cô đã chuẩn bị rất nhiều nguyên vật liệu cho các con làm nhóm + Nhóm 1: Cho trẻ vẽ và tô màu ông trăng + Nhóm 2: Làm trăng từ các nguyên vật liệu khác nhau + Nhóm 3: Làm quyển tranh thơ bài thơ trăng sáng 3. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ | – Trẻ xúm xít bên cô – Trẻ hát và vận động – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe – Trẻ đọc thơ – Trẻ về nhóm |
[sociallocker id=7524]
TẢI TÀI LIỆU TẠI ĐÂY
[/sociallocker]