GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI TOÁN

Đề
tài: Đo độ dài đối tượng có kích thước khác nhau bằng 1 đơn vị đo

    Đối tượng:
5-6 tuổi ( Mẫu Giáo Lớn )

    Lớp

    Số lượng:
25-30 trẻ

    Thời gian :
25-30 phút

I,Mục  đích, yêu cầu:

1.Kiến
thức:

– Trẻ biết đo các đối tượng khác nhau bằng 1 đơn vị đo

– Trẻ biết bang giấy nào dài hơn thì đo được nhiều lần
hơn, bang giấy nào ngắn hơn thì đo được ít lần hơn

2.Kĩ
năng:

– Rèn cho trẻ kĩ năng đo các đối tượng khác nhau bằng
1 đơn vị đo

-Phát triển khả năng quan sát, so sánh và diễn đạt kết
quả sau khi thực hiện quá trình đo.

3.Thái
độ:

– Trẻ tích cực hứng thú tham gia trong giờ học

– Trẻ biết phối hợp với các bạn trong nhóm để hoàn
thành nhiệm vụ

II.Chuẩn
bị:

  • Đồ dùng của cô:

+ 1
rổ đựng các băng giấy màu xanh, nâu, vàng có độ dài khác nhau

+ Bút

+ 1
băng giấy làm thước đo

+ 3
sợi dây có độ dài khác nhau

+ Đồ
dùng phục vụ trò chơi

+ Nhạc
chơi trò chơi

-Đồ dùng của trẻ:

+ Mỗi trẻ 1 rổ đựng gồm: 3 băng giấy
màu xanh, nâu, vàng có độ dài khác nhau

+ Một thước đo màu đỏ, bút

III.Tiến
hành:

Hoạt động của cô   Hoạt động của trẻ
1.Ổn
định tổ chức, gây hứng thú:          
                        

Cô cho trẻ đọc bài thơ: “Bé học Toán”
2.Phương
pháp, hình thức tổ chức:
2.1: Đo độ dài các đối tượng khác nhau bằng
1 đơn vị đo


Cô cho trẻ lấy rổ đồ dùng
+
Chúng mình cùng nhìn xem trong rổ có gì?
+
Với những đồ vật này bây giờ cô sẽ cho các con chơi 1 trò chơi tên là : “đo độ
dài các đối tượng khác nhau bằng 1 đơn vị đo”
+
Yêu cầu của trò chơi này là chúng mình sẽ sử dụng thước đo màu đỏ để đo các
băng giấy

Chúng mình cùng quan sát cô làm mẫu nhé.
+
Tay trái cô cầm tước đo màu đỏ, tay phải cô cầm bút. Cô đo từ bên trái qua
bên phải, cô đặt thước đo sát với đầu bên trái của băng giấy màu vàng, tay phải
của cô dùng bút gạch sát mép bên tay phải của thước đo, cô nhấc thước đo lên
và đo theo chiều cần đo, cô dặt đầu bên trái sát với vạch mà cô vừa gạch trên
bang giấy màu vàng, tay phải cô gạch sát mép đo bên phải,… tương tự như vậy
cô đo cho hết băng giấy.
+
Có bao nhiêu lần đo hả các con? Cô đặt thẻ số tương ứng bên cạnh

Tương tự với 2 băng giấy còn lại

Cho trẻ đo lần lượt và đặt các thẻ số tương ứng bên cạnh băng giấy đó
+
Trong quá trình trẻ đo cô quan sát kĩ năng đo của trẻ, nếu trẻ gặp khó khan
cô hướng dẫn lại cách đo cho trẻ
+
Khi trẻ đo xong cô nêu kết quả của quá trình đo và cùng kiểm tra lại
2.2: So sánh chiều dài của các băng giấy

Cô cho trẻ nhận xét về chiều dài giữa các băng giấy
+
Băng giấy nào dài hơn? Vì sao ?
+
Băng giấy nào ngắn hơn? Vì sao?
+
Băng giấy nào ngắn nhất? Vì sao?
-Cô
cho trẻ nhận xét và cô chính xác hóa lại kết quả:
+
Cùng 1 thước đo cho các băng giấy khác nhau thì có kết quả khác nhau:
Băng giấy nào có nhiều lần đo nhất thì sẽ dài nhấtBăng giấy có ít lần đo hơn thì ngắn hơnBăng giấy có số lần đo ít nhất thì ngắn nhất

2.3: Luyện tậpTrò chơi: Chung sức

Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 nhóm chơi, mỗi nhóm sẽ có 1 sợi dây và 1 thước
đo. Nhiệm vụ của các nhóm là sẽ phối hợp với nhau để đo chiều dài của sợi dây
bằng thước đo đã cho sẵn sau đó xác định lại kết quả đo

Cô cho trẻ nhận xét  kết quả vừa đo được

Cô chính xác hóa lại kết quả đo
3.
Kết thúc


Nhận xét và chuyển hoạt động
 
 
 

 
-Trẻ
đọc
 
 
 
 
-Trẻ
trả lời
-Trẻ
lắng nghe
 
 
 
 
-Trẻ
quan sát
 
 
 
 
 
 
 
 
-Trẻ
trả lời
 
 
 
 
-Trẻ
thực hiện
 
 
 
 
 
-Trẻ
trả lời
 
 
 
-Trẻ
lắng nghe
 
 
 
 
 
 
 
 
-Trẻ
chơi
 
 
 
 
 
 
 
-Trẻ
lắng nghe
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

[sociallocker id=7524]

TẢI TÀI LIỆU TẠI ĐÂY

[/sociallocker]

Rate this post