GIÁO ÁN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
Chủ đề : Giao thông
Đề tài : Một số luật lệ giao thông phổ biến
Đối tượng : Mẫu giáo lớn
Lớp : 3B
Số lượng : 20-25 trẻ
Thời gian : 25-30 phút
Người soạn và dạy :
Ngày dạy :
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Trẻ làm quen với một số luật lệ giao thông đường bộ phổ biến.
+ Các phương tiện giao thông đi dưới lòng đường và đi đúng phần đường của mình
+ Các phương tiện giao thông đi theo sự chỉ dẫn của đèn tín hiệu giao thông , các biển báo và sự chỉ dẫn của cảnh sát giao thông
+ Người đi bộ và trẻ em sang đường phải có người lớn dắt
2. Kĩ năng:
– Trẻ biết hát và vận động nhịp nhàng giai điệu của bài hát : Em đi qua ngã tư đường phố
– Trẻ chú ý quan sát và biết trả lời các câu hỏi của cô rõ rang mạch lạc
– Trẻ biết chơi trò chơi hứng thú, có kĩ năng chơi thành thạo
– Rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định
3. Thái độ:
– Giáo dục trẻ biết chấp hành đúng các luật lệ giao thông cơ bản khi tham gia giao thông
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
– Tranh vẽ có các biển báo
– Biển báo
– Còi
– Cột đèn giao thông, hình tròn đề can 3 màu xanh, vàng, đỏ
2. Địa điểm:
– Trong lớp học rộng rãi, sạch sẽ
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Ổn định tổ chức và gây hứng thú: Côđọc cho trẻ nghe bài thơ:”Sân trường đầy nắng Vui quá bạn ơi Chúng em vui chơi Giao thông đường phố Ngã tư mới mở Đèn hiệu bật lên Đèn xanh đi liền Đèn đỏ dừng lại Đèn vàng chớ ngại Chờ nhé bạn ơi Cùng học cùng chơi Theo lời cô giáo ” – Chúng mình ơi, bài thơ vừa rồi có nhắc đến gì nhỉ ? Để giúp các con biết thêm về luật lệ giao thông , hôm nay chúng mình cùng nhau tìm hiểu “Một số luật lệ giao thông phổ biến” nhé 2. Khám phá *Trò chuyện: – Các con ơi, hôm nay ai đưa các con đi học ? – Thế bố/ mẹ/ ông/ bà đưa các con đi học bằng xe gì? – À, cô nghe thấy có rất nhiều các câu trả lời khác nhau, có bạn thì được bố mẹ đưa đi học bằng xe máy này, xe đạp này. – Nhưng bất kể là 1 loại phương tiện nào thì khi tham gia giao thông đều phải chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông và đi ở dưới lòng đường , đi về phía phải, tuân theo đèn tín hiệu Hoạt động 1 : Tìm hiểu về cột đèn giao thông – Cô đọc câu đố:”Mắt đỏ, vàng, xanh Đêm ngày đứng canh Ngã tư đường phố Mắt đỏ báo “Dừng” Mắt xanh báo “Đi” Mắt vàng “Chờ nhé” Đố biết đèn gì ? – Câu đố của cô nói về đèn gì các con? – Các đèn trên cột đèn tín hiệu được sắp xếp theo thứ tự như thế nào? – Đèn xanh bật lên báo hiệu điều gì nhỉ? – Vậy các phương tiện giao thông phải dừng lại khi có đèn gì? – Thế đèn vàng thì các con phải làm gì? – Tại sao người ta sử dụng đèn giao thông ở nơi ngã ba, ngã tư đường phố các con có biết không ? -> Các con ạ, người ta sử dụng đèn giao thông ở nơi ngã ba ngã tư đường phố để giúp cho người tham gia giao thông đi lại trật tự theo tín hiệu đèn, tránh gây lộn xộn, ùn tắc giao thông và tránh gây tai nạn đấy – Vậy khi không có tín hiệu đèn giao thông ở nơi giao nhau các phương tiện giao thông phải tuân theo sự chỉ dẫn của ai? ( cho trẻ xem tranh ngã tư đường phố có chú công an đang chỉ đường) – Chú công an đang làm gì đây hả các con ? – Thế chú công an giơ tay như thế nào thì được đi? À khi chú giơ tay sang ngang và chú chỉ tay về hướng nào thì hướng đấy được đi. – Vậy khi muốn các phương tiện đang tham gia giao thông dừng lại, chú công an giơ tay như thế nào? – Khi chú giơ tay lên trên thì chúng mình phải dừng lại đấy – Thế vì sao chú công an phải chỉ đường ? – Khi nào thì các phương tiện giao thông được đi ? -> Các con ạ , khi không có tín hiệu đèn các phương tiện giao thông phải đi theo sự điều khiển của chú công an giao thông. – Các con thấy chú công an giao thông làm việc có vất vả không ? – Dù trời nắng cũng như trời mưa các chú vẫn phải đứng ở ngoài để chỉ dẫn cho mọi người tham gia giao thông đấy – Vậy khi đi đường để đảm bảo an toàn giao thông thì chúng mình phải làm gì nhỉ? – Cô thấy bạn nào lớp mình cũng trả lời rất chính xác, cô khen cả lớp nào Hoạt động 2:Tìm hiểu biển báo:”Dành cho người đi bộ sang ngang” – Đố các con biết khi đi trên đường người đi bộ phải đi ở đâu? – Thế ở những nơi không co vỉa hè thì người đi bộ phải đi như thế nào? -> Khi đi trên đường phố, người đi bộ phải đi trên vỉa hè, còn ở những nơi không co vỉa hè người đi bộ phải đi sát lề đường phía tay phải – Cho trẻ quan sát biển báo:”Người đi bộ sang ngang” + Biển báo này báo cho người tham gia giao thông biết điều gì hả các con? +Khi muốn sang đường người đi bộ phải đi ở đâu? -> Biển báo này chỉ phần đường dành cho người đi bộ được phép đi sang đường, giúp cho người đi bộ sang đường an toàmn, tránh gây ùn tắc giao thông (cho trẻ xem tranh người lớn dắt trẻ nhỏ sang đường có biển báo, nơi có vạch thì phải đi theo vạch sơn) + Vì sao khi trẻ em sang đường phải có người lớn dắt? + Khi sang đường phải chú ý điều gì ? -> Các con nhớ nhé,để đảm bảo an toàn giao thông trẻ em khi đi sang đường phải có người lớn dắt , đi đúng phần đường giành cho người đi bộ và tuân theo tín hiệu của đèn giao thông Hoạt động 3: Biển báo cấm đi ngược chiều – Cô đọc câu đố: Một hình tròn nền đỏ Vạch trắng giữa nằm ngang Đứng ở đầu đường phố Đố bé biết là gì ? (Cho trẻ quan sát biển báo) + Ai biết biển báo trên tay cô cầm thì hãy đứng lên nói cho cô và các bạn cùng nghe nào? +Biển báo cấm đi ngược chiều được đặt ở đoạn đường nào nhỉ ? + Khi đi trên đường gặp biển báo này thì các con phải đi như thế nào? -> Các con ạ biển báo cấm đi ngược chiều giúp cho người tham gia giao thông đi đúng phần đường của mình, không đi vào đường một chiều đấy. *Mở rộng: – Các con ạ , ngoài các biển báo trên còn rất nhiều loại biển báo khác nhau. Bạn nào biết còn biển báo gì không nhỉ ? – (Cô cho trẻ xem 1 số loại biển báo) Tất cả các biển báo cô vừa dạy và vừa cho các con xem đều được gọi là biển báo giao thông. Biển báo có dạng hình tròn màu đỏ là biển cấm, biển báo có dạng hình vuông màu xanh là biển báo được phép, biển báo hình tam giác vàng viền đỏ là biển báo nguy hiểm cần chú ý. Các con đã nhớ chưa nào ? – Như vậy qua buổi học hôm nay, cô và các con đã biết thêm rất nhiều điều bổ ích về giao thông. Để chúng mình ghi nhớ thật kĩ các luật lệ giao thông đã học, cô và chúng mình cùng tham gia vào các trò chơi nhé. Hoạt động 4: Trò chơi Trò chơi 1: Tín hiệu đèn – Cách chơi: + Cô cho trẻ nối đuôi nhau thành đoàn tàu và hát bài :”Em đi qua ngã tư đường phố” + Cô sẽ đi đầu tiên và cầm còi thổi + Đến câu hát :”Đèn bật lên màu đỏ thì em dừng lại” cô thổi còi để trẻ dừng lại + Và đến câu:”Đèn bật lên màu xanh nhanh nhanh qua đường” cô dẫn trẻ để trẻ tiếp tục đi – Luật chơi: + Trẻ nào k dừng lại khi nghe thấy tiếng còi thì sẽ bị phạt hát 1 bài – Tổ chức chơi 2-3 lần Trò chơi 2: Dán nhanh dán đúng – Cách chơi: + Cô phát cho mỗi trẻ 1 bộ đồ dùng gồm: 1 cột đèn giao thông và 3 đèn tín hiệu xanh , đỏ , vàng + Nhiệm vụ của các con là gắn 3 đèn tín hiệu này vào cột đèn giao thông sao cho đúng thứ tự -Luật chơi: + Bạn nào dán nhanh nhất , dán đẹp nhất, dán đúng nhất sẽ được thưởng 3. Kết thúc – Cô khen trẻ, động viên trẻ – Chuyển hoạt động khác | – Trẻ nghe cô đọc – Trẻ trả lời – Trẻ tự do phát biểu – Trẻ lắng nghe – Trẻ trả lời – Trẻ tự do phát biểu – Trẻ lắng nghe – Gọi 1 số trẻ phát biểu – Trẻ lắng nghe – Trẻ trả lời – Trẻ quan sát – Trẻ trả lời – Gọi trẻ phát biểu – Trẻ lắng nghe -Trẻ phát biểu – Trẻ lắng nghe – Trẻ tham gia chơi |
[sociallocker id=7524]
TẢI TÀI LIỆU TẠI ĐÂY
[/sociallocker]